VI EN
Công ty TNHH Thực phẩm sạch thương mại T&P

21/05

21/05/20252025

Mối Lo Ngại Về An Toàn Thực Phẩm Đường Phố Mùa Hè

Ổ Bệnh Di Động" Giữa Lòng Phố

Thực phẩm không rõ nguồn gốc, dụng cụ và môi trường chế biến sơ sài, thực khách ngồi ăn ngay cạnh cống rãnh hay bãi tập kết rác thải... là những hình ảnh quen thuộc tại nhiều quán ăn vỉa hè ở Hà Nội. Mặt trái của loại hình kinh doanh phổ biến này chính là việc nó tiềm ẩn những "ổ bệnh di động", ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

an-toan-thuc-pham.jpg

Điển hình, tại khu vực đầu cổng chợ Ngọc Lâm (quận Long Biên), sau 18h mỗi ngày, vỉa hè trở thành một "khu ẩm thực" sầm uất, lấp kín lối đi bộ. Cốc chén, bát đĩa được rửa qua loa trong những chậu nước đen kịt, váng mỡ. Cạnh đó, xe rác chất cao bốc mùi xú uế hòa lẫn mùi thức ăn và khói xe, tạo nên một "hương vị" đặc trưng. Dù vậy, lượng khách vẫn tấp nập. Chị Đặng Phương Anh (32 tuổi, phố Ngọc Lâm) chia sẻ: "Dù biết thực phẩm không rõ nguồn gốc, bảo quản không đúng cách nhưng với giá cả phải chăng và hương vị hấp dẫn, tôi vẫn chọn nơi này mỗi khi tụ tập bạn bè."

 

Tương tự, tại chợ Mun (huyện Đông Anh), các món ăn vặt như xúc xích, chân gà nướng, trà chanh, bánh tráng trộn... đều có màu sắc bắt mắt nhưng được bày bán lộ thiên, "không hạn dùng, không nguồn gốc, không nhãn mác". Em Nguyễn Thị Ngọc Liên, học sinh THPT Bắc Thăng Long, cho biết: "Dù biết đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, nhưng để chống đói sau giờ học, em và các bạn vẫn thường xuyên ăn." Tình trạng này cũng diễn ra phổ biến tại các cổng trường học trên địa bàn Hà Nội, nơi các xe đồ ăn nhanh di động bày bán tràn lan thực phẩm trên vỉa hè bụi bẩn, cạnh cống rãnh và bãi rác.

 

Những Hiểm Họa Khó Lường

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận định, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đang ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy tiện lợi, nhưng những hàng quán này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) phân tích, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, nhất là trong điều kiện bảo quản thực phẩm kém ở các xe đẩy vỉa hè. Bên cạnh đó, nếu người bán không đảm bảo vệ sinh tay, không đeo găng tay, hoặc sử dụng dụng cụ chế biến bẩn, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm là khó tránh khỏi.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng bày tỏ lo ngại về nguồn gốc không rõ ràng của nguyên liệu thực phẩm. Nếu vì lợi nhuận, người kinh doanh nhập các thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, quá hạn sử dụng rồi "phù phép" bằng cách tẩm ướp phụ gia, hóa chất để tạo màu sắc và hương vị hấp dẫn, thì đây là mối nguy hiểm cực lớn cho người sử dụng.

 

Những cảnh báo này hoàn toàn có cơ sở. Ngay trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (từ 15/4 đến 15/5), các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ thực phẩm bẩn với số lượng lớn. Chỉ trong chưa đầy một tháng, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường đã bắt giữ 9 vụ buôn bán thực phẩm bẩn. Điển hình, ngày 5/5, tại Km12 đường Ngọc Hồi, lực lượng chức năng phát hiện hơn 7 tấn trứng non, nầm, tràng lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc. Trước đó, vào đêm 28/4, kiểm tra 3 kho đông lạnh tại thôn Bái Đô (huyện Phú Xuyên), cơ quan chức năng phát hiện 10 tấn nội tạng trâu, bò đang có dấu hiệu hư hỏng, bốc mùi hôi thối.

 

Nếu không được phát hiện và thu giữ kịp thời, những loại thực phẩm này sẽ được tuồn ra thị trường, phân phối đến các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các quán ăn vỉa hè, đặc biệt nhắm vào những đối tượng người tiêu dùng có điều kiện kinh tế hạn chế và chưa có ý thức cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hậu quả mà thực khách và xã hội phải gánh chịu thật khó lường.

 

Bạn nghĩ sao về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố tại các thành phố lớn hiện nay?

Nhận những ưu đãi tại: https://cahoi.freshfoods.vn/?utm_medium=Ducnm

Custom
Viết bình luận...